BỆNH NHÂN LIÊN HỆ QUA HOTLINE DƯỚI ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
——————————————————————————
Tắc lệ đạo là gì?
Nước mắt được tiết ra thường xuyên trên bề mặt mắt giúp được bôi trơn và dính dưỡng. Lượng nước mắt này được dẫn lưu thường xuyên xuống mũi bằng hệ thống lệ đạo gồm các ống dẫn nhỏ chạy từ “lỗ ghèn” xuống mũi. Tắc lệ đạo là khi những đường ống này bị tắc nghẽn làm nước mắt không thoát xuống mũi được và chảy ra ngoài gọi là “chảy nước mắt sống”.
Tắc lệ đạo hay gặp ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, nguyên nhân thường là bẩm sinh
Trẻ lớn và người lớn nguyên nhân thường do nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Triệu chứng của tắc lệ đạo
-
Chảy nước mắt sống thường xuyên, bệnh nhân hay lau chùi mắt có thể gây viêm bờ mi hoặc viêm kết mạc.
-
Viêm túi lệ mạn tính: Sưng nề, căng phần góc trong mắt, khi massage hoặc day ấn vào có thể làm trào mủ nhầy trong mắt (từ lỗ ghèn) và xẹp xuống, một thời gian sau lại phồng lên trở lại.
Thỉnh thoảng có thể gây nhiễm trùng cấp tính khi vi khuẩn phát triển trong nước mắt bị ứ đọng trong lệ đạo, có những triệu chứng sau:
-
Sưng, nóng, đỏ, đau phần giữa mắt và mũi.
-
Chảy mủ từ lỗ ghèn.
-
Có thể gây dò, thoát mủ ra ngoài da.
Các phương pháp điều trị
Đối với tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ nhỏ (dưới 6 tháng tuổi), biện pháp điều trị đơn giản nhất là day, nắn vùng góc trong mắt, nơi có túi lệ, kết hợp với dùng kháng sinh nhỏ mắt.
Đối với bệnh tắc lệ đạo ở các đối tượng khác và do các nguyên nhân khác, điều trị nội khoa thường không đem lại thành công. Đa số các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa. Đơn giản nhất là thông lệ đạo bằng que thông với gây tê hoặc gây mê. Phức tạp hơn là phẫu thuật mở thông túi lệ mũi với tỷ lệ thành công>80 %.
Gần đây nhất có phương pháp phẫu thuật mở thông túi lệ mũi có đặt ông silicone. Phẫu thuật cho tỷ lệ thành công >90%, tiến hành trong môi trường nhãn khoa hoặc kết hợp với phẫu thuật nội soi mũi. Ống silicone sẽ được rút ra qua đường mũi sau 2-4 tháng.
Với phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân thường được yêu cầu nằm viện khoảng 3 ngày và phải tái khám sau 7 ngày. Nếu có đặt ống silicone, bệnh nhân sẽ được hẹn rút ống sau 2 đến 4 tháng.
Một số điều cần lưu ý
– Đối với trẻ nhỏ, khi phát hiện trẻ bị chảy nước mắt, cần đưa đi khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa mắt để xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như glocom bẩm sinh, viêm trong mắt.
– Đối với người lớn, khi thấm chùi nước mắt, cần dùng khăn sạch để tránh các biến chứng như viêm bờ mi hoặc tình trạng lật mi.
Tốt nhất là đi khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa mắt khi thấy có các biểu hiện chảy nước mắt liên tục và thường xuyên để tránh các biến chứng như viêm túi lệ, viêm kết mạc mãn tính… Nếu gặp phải những kích thích nhỏ như ánh sáng, gió, bụi…nước mắt cũng chảy giàn giụa, đó có thể là biểu hiện của tắc lệ đạo.
Đối với bệnh tắc lệ đạo, can thiệp ngoại khoa có gây biến chứng gì không?
Biến chứng của phẫu thuật ngoài những biến chứng chung do gây mê thường là: chảy máu vết mổ hay chảy máu xuống mũi, tụt hay mất ống silicone. Thất bại của phẫu thuật tuy chỉ vài phần trăm nhưng vẫn là chuyện có thể gặp. Trong trường hợp phẫu thuật thất bại, nước mắt vẫn chảy và khi chỉ có cách cuối cùng là đặt một ống cứng xuyên suốt từ hố lệ xuống mũi (ống John).
Tắc lệ đạo nếu không có biến chứng không đi kèm toàn thân thì không có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.
——————————————————————————
Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Việt – Nga
100% BÁC SĨ CHUYÊN GIA LIÊN BANG NGA TRỰC TIẾP PHẪU THUẬT