Mục đích của phẫu thuật giảm áp hốc mắt lấy bớt đi các tổ chức phần mềm chứa đựng trong hốc mắt và / hoặc cắt các thành xương hốc mắt để tăng thể tích hốc mắt nhằm giải phóng chèn ép thị thần kinh, giảm độ lồi mắt và các biểu hiện khác ở mắt do chèn ép mạch máu gây ra.
Tùy theo số lượng thành xương được lấy đi và đường vào hốc mắt mà cũng có nhiều phương pháp mổ giảm áp hốc mắt. Mổ cắt bỏ thành ngoài có kỹ thuật của Dollinger (năm 1911), mổ cắt bỏ thành trên của Naffziger (1931), mổ cắt bỏ thành trong của Sewall (1936), mổ cắt bỏ thành dưới của Hirsch và Urbanek (1930), mổ phối hợp cắt bỏ thành dưới và thành trong qua đường xoang của Ogura và Walsh (1948) và đi đường trực tiếp vào ổ mắt (đường j) của Anderson (1981).