KHẨN CẤP: 0931 8888 01 - 0931 8888 02
GIỜ LÀM VIỆC: 8:00 - 17:30 tất cả các ngày T7, CN và ngày lễ

Thoái hóa hoàng điểm (thoái hóa điểm vàng) là một bệnh ảnh hưởng đến hoàng điểm, bộ phận của mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết hình ảnh. Thoái hóa điểm vàng có thể gây ra các vấn đề cho thị lực trung tâm (central vision), là vùng thị lực giúp nhìn rõ vật thể. Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (Age-related macular degeneration – AMD) và bệnh Stargardt là hai dạng của bệnh thoái hóa điểm vàng.

 

Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) là gì?

AMD là một dạng của thoái hóa điểm vàng xảy ra do lão hóa, và là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người từ 60 tuổi trở lên. AMD có thể diễn tiến chậm theo thời gian. Trong vài trường hợp, bệnh diễn tiến chậm đến nỗi người bệnh không nhận thấy sự thay đổi về thị lực. Trong những trường hợp khác, thay đổi diễn ra nhanh hơn và dẫn đến những thay đổi lớn về thị lực, chẳng hạn như mất thị lực ở cả hai mắt. Có hai loại AMD: thể ướt và thể khô.

Các dạng thoái hóa điểm vàng và nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng điểm vàng.Tùy thuộc vào cách mà mạch máu bị tổn thương, thoái hóa điểm vàng được chia thành 2 dạng:

Thoái hóa điểm vàng dạng khô

Xảy ra khi các mạch máu bên dưới điểm vàng trở nên mỏng và giòn. Các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong điểm vàng bị thoái hóa và teo đi làm mờ thị giác trung tâm của mắt. Đây là dạng bệnh thoái hóa điểm vàng phổ biến nhất và hầu hết những bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng đều khởi phát bệnh ở dạng khô.

Thoái hóa điểm vàng dạng ướt

Xảy ra ở khoảng 10% số bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng. Các mạch máu nhỏ tăng sinh bất thường trong mắt dễ vỡ gây rò rỉ máu và chất dịch lỏng bên trong võng mạc. Đây được xem là dạng tổn thương nghiêm trọng và phần lớn những trường hợp mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao bị mất thị lực vĩnh viễn (mù lòa).

Có rất ít bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng dưới tuổi 55 nhưng lại rất phổ biến ở những người từ 75 trở lên. Mặc dù Y học hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân nào khiến các mạch máu nuôi dưỡng điểm vàng bị tổn thương… Nhưng nếu bạn nằm trong số đối tượng dưới đây, bạn sẽ có nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng cao hơn người khác:

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thoái hóa điểm vàng

– Tuổi trên 60.

– Là người da trắng

– Hút thuốc lá

– Tăng huyết áp

– Ăn nhiều mỡ, chất béo

– Phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn nam giới.

Những dấu hiệu của bệnh thoái hóa điểm vàng

– Giảm thị lực

– Nhìn hình biến dạng

– Có ám điểm trung tâm

– Rối loạn thị lực mầu

– Lóa mắt, song thị một mắt. Đôi khi hội chứng hoàng điểm rất kín đáo, phải làm khám nghiệm Amsler và thị lực mầu mới phát hiện được.

Ai có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm?

Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh AMD. Mặc dù AMD cũng có thể ảnh hưởng đến người trung niên, người già trên 60 tuổi là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Những nguy cơ khác bao gồm:

– Hút thuốc

– Béo phì: các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối tương quan giữa béo phì và sự phát triển AMD từ giai đoạn sớm và giữa chuyển sang giai đoạn nặng. Chủng tộc: những người có màu da sáng dễ mắc bệnh AMD hơn những người có màu da tối hơn.

– Tiền sử gia đình: một người sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh AMD nếu một người thân trong gia đình cũng mắc bệnh AMD.

– Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh AMD cao hơn nam giới.

Điều trị thoái hóa điểm vàng

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà người bệnh thoái hóa điểm vàng có thể được điều trị theo nhiều cách khác nhau:

– Ở giai đoạn sớm: Các nhà khoa học tại Viện mắt quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, việc bổ sung đầy đủ các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, Lutein, Zeaxanthin, Kẽm mỗi ngày có thể làm giảm 25% nguy cơ mất thị lực do thoái hóa điểm vàng và phòng ngừa những bệnh lý khác về mắt như bệnh đục thủy tinh thể, đục dịch kính, khô mắt… Do vậy, nếu đang ở giai đoạn sớm của bệnh, bạn có thể sử dụng sản phẩm bổ mắt có chứa các chất trên để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

– Ở giai đoạn nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như: Phẫu thuật laser bằng cách sử dụng một chùm tia sáng nhỏ phá hủy các mạch máu bất thường hoặc đang bị rò rỉ trong mắt. Hoặc liệu pháp quang động là dùng ánh sáng kích hoạt một loại thuốc được tiêm vào cơ thể để tiêu diệt những mạch máu bị rò rỉ. Một số thuốc có thể giúp ngăn chặn các mạch máu mới hình thành bằng cách tiêm trực tiếp vào mắt, tuy nhiên phương pháp này có thể gây đau trong một thời gian nhất định.

facebook-icon
facebook-icon
facebook-icon
phone-icon
0931 8888 01
0931 8888 01

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Điền thông tin để được tư vấn miễn phí​