KHẨN CẤP: 0931 8888 01 - 0931 8888 02
GIỜ LÀM VIỆC: 8:00 - 17:30 tất cả các ngày T7, CN và ngày lễ
Cận thị là bệnh lý thường gặp ở giới trẻ hiện nay, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường, dân văn phòng phải làm việc bằng mắt quá nhiều. Viện Nhãn Khoa Mỹ ước tính đến năm 2050, có khoảng 9,8% dân số thế giới mắc cận thị. Đáng lo ngại hơn, cận thị nặng khiến thị lực bị suy giảm trầm trọng biến chứng sang những bệnh lý khác về mắt.
Rất nhiều người cận thị chịu chấp nhận sống chung với nó đến suốt đời mặc cho độ cận tăng và nhiều bệnh lý khác về mắt bị ảnh hưởng.\

1. Dấu hiệu của cận thị nặng

Cận thị được chia thành 3 nhóm chính: Cận thị nhẹ, cận trung bình và cận nặng. Trong đó, cận thị nặng được phân biệt với 2 nhóm cận thị còn lại bởi độ cận ( đi-ốp).

cận thị nặng
Sau 18 tuổi, độ cận thường ổn định, cận thị nặng là bệnh lý có kèm thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu.

2. Các bệnh lý gặp phải khi mắc cận thị nặng

2.1- Nhược thị

nhược thị ở trẻ nhỏ
Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực do não bộ không thể nhận biết được hoàn toàn hình ảnh mà mắt truyền đến. Nhược thị xảy ra khi cận thị nặng mà mắt phải điều tiết quá nhiều, võng mạc không kích thích để truyền tín hiệu ảnh một cách rõ nét.

Nhược thị có thể điều trị nếu phát hiện sớm bằng cách tập luyện cho mắt khi trẻ đang ở độ tuổi trước 12 tuổi. Khi đó, mắt của các bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Sau 12 tuổi, dù tập luyện hay phẫu thuật mắt vẫn khó có thể hồi phục lại thị lực 10/10 vì mắt đã phát triển ổn định như người trưởng thành.

    2.2 – Bong võng mạc dịch kính

bệnh bong võng mạc dịch kính

Võng mạc là lớp màng thần kinh ở đáy mắt, giữ vai trò hấp thu ánh sáng và chuyển chúng thành tín hiệu thần kinh truyền lên não bộ phân tích.
Người bị cận thị cao có nhãn cầu lồi ra phía trước sẽ kéo cong võng mạc, khiến vùng chu biên võng mạc mỏng hơn và thoái hóa dần dần.
Nếu tình trạng này kéo dài, các tế bào thần kinh sẽ mất kết dính và gây ra biến chứng nặng hơn là bong rách võng mạc hoặc xuất huyết dịch kính.

 2.3 – Lác ngoài hoặc lác luân phiên

Bệnh lác
Lắc mắt là tình trạng đồng tử hai mắt không nằm ở vị trí cân đối như bình thường. Một trong hai bên hoặc cả hai bên, bị lệch ra khỏi trục nhãn cầu.
Những người bị cận thị nặng, sự phối hợp cơ mắt quy tụ kém dẫn đến lác ngoài hoặc lác luân phiên, gây mất thẩm mỹ và thị lực kém.
Nếu độ lác vừa phải có thể khắc phục tạm thời bằng cách đeo kính phù hợp với thị lực cần. Nếu đeo kính sai độ thì hiện tác lác sẽ không điều chỉnh được.

2.4 – Glocom góc mở

Bệnh glocom góc mở
Mắt người cận thị cao hoặc rất cao, có trục nhãn cầu dài kéo căng các lớp sợi thần kinh thị giác khiến lớp liên kết này mỏng và yếu đi.
Trường hợp người bệnh có triệu chứng mất thị trường một phần tương ứng với nơi tổn thương trên lớp sợi thần kinh này, nhiều khả năng đã mắc glocom góc mở. Người mắc bệnh này có tầm nhìn thu hẹp vào trung tâm, hình ảnh ở các góc và xung quanh sẽ mờ dần rồi mất hẳn.

Cận nặng không khó để điều trị nhưng biến chứng từ cận thị nặng thì cực kì nguy hiểm và tốn kém hơn rất nhiều. Vì vậy, việc thăm khám định kì để đảm bảo mắt không bị tăng độ là thực sự cần thiết.

Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, phẫu thuật mắt cận là phương pháp duy nhất giúp loại bỏ độ cận, trả lại mắt thị lực 10/10.
3 phương pháp cơ bản phẫu thuật tật khúc xạ gồm: Lasik, Femto Lasik, ReLex Smile. Mỗi phương pháp đều có điểm khác biệt phù hợp với tình trạng mắt từng người. Các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám chuyên sâu và tư vấn  cụ thể trước khi tiến hành phẫu thuật để đảm bảo có thể loại bỏ hoàn toàn độ cận và không gây biến chứng hoặc tái cận sau mổ cho bệnh nhân.

facebook-icon
facebook-icon
facebook-icon
phone-icon
0931 8888 01
0931 8888 01

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Điền thông tin để được tư vấn miễn phí​