KHẨN CẤP: 0931 8888 01 - 0931 8888 02
GIỜ LÀM VIỆC: 8:00 - 17:30 tất cả các ngày T7, CN và ngày lễ
Tăng nhãn áp là một bệnh lý của mắt thường phổ biến ở những người lớn tuổi, trung niên và khởi phát đột ngột. Bệnh sẽ dần đến mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời.

1. Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp hay còn có tên gọi khác là bệnh thiên đầu thống, cườm nước và glaucoma.

Khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao, tạo áp lực lên mắt. Bệnh làm tổn hại đến các dây thần kinh, gây đau đầu, buồn nôn, mờ mắt và dẫn đến mù lòa. Đây có thể coi là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 dẫn đến mù lòa chỉ sau ĐỤC THỦY TINH THỂ.

2. “Kẻ trộm thầm lặng” cướp đi ánh sáng

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh glaucoma thời kì đầu không bị đau và không có triệu chứng rõ rệt, nên khoảng nửa số bệnh nhận không biết mình đang có bệnh cho đến khi thị lực giảm đáng kể, thần kinh thị giác đã bị tổn hại một mức độ nhất định. Bởi thế ở độ tuổi 40, đặc biệt là nữ giới nên đến các Bệnh viện mắt uy tín để kiểm tra từ 1-2 năm/ lần để có thể phát hiện kịp thời các biến chứng gây ra của bệnh.

Bệnh tăng nhãn áp

3. Tại sao lại mắc Bệnh tăng nhãn áp?

Người trên 60 dễ mắc  bệnh tăng nhãn áp

4. Sự hình thành bệnh tăng nhãn áp

Sự hình thành bện tăng nhãn áp

5. Dấu hiệu nhận biết Bệnh tăng nhãn áp/ Thiên đầu thống/ Glaucoma

6. Các loại tăng nhãn áp và cách điều trị

6.1- Tăng nhãn áp góc mở

Tăng nhãn áp góc mở thường không có biểu hiện ngay từ đầu mà chỉ đến giai đoạn cuối mới có biểu hiện rõ ràng. Bệnh này gây áp lực lên dây thần kinh từ từ theo thời gian và ảnh hưởng đến cả 2 mắt nhưng sẽ là lần lượt từng mắt.

Phương pháp điều trị: Hầu hết nhóm này được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt. Trường hợp dùng thuốc không hiệu quả bác sĩ mới tiến hành điều trị bằng tia laser hoặc phẫu thuật để giảm áp lực trong mắt.

6.2 – Tăng nhãn áp góc đóng

Tăng nhãn áp góc đóng: Dấu hiệu của bệnh thường diễn ra bất thình lình. Người bệnh có thể không nhìn thấy ánh sáng trong vài ngày. Loại này cực kì nguy hiểm, người bệnh cần được đưa đến các Bệnh viện nhãn khoa càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị: Bạn sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, uống thuốc thậm chí có thể được truyền tĩnh mạch để hạ nhãn áp. Với những người bị tăng nhãn áp nẵng sẽ tiến hành phẫu thuật và ngăn chặn bệnh tấn công mắt còn lại.

6.3 – Tăng nhãn áp bẩm sinh

Loại này thường không phổ biến và xuất hiện khi trẻ vừa sinh ra. Mắt trẻ sơ sinh bị giãn lớn, chảy nước mắt, sợ ảnh sáng một cách bất thường.

Phương pháp điều trị: Với loại này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho bé.

6.4 – Bệnh tăng nhãn áp thứ phát

Bệnh xuất hiện với những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… hoặc sau quá trình viêm mắt, phẫu thuật mắt, mắt có biến chứng chấn thương hoặc đục thủy tinh thể quá nghiêm trọng, mắt bị sưng tấy.

Phương pháp điều trị: Để làm giảm tình trạng tăng nhãn áp, bạn phải điều trị các bệnh về tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… Sau điều trị, nếu cần thiết phải phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn lời tư vấn tốt nhất.

7. Cách chăm sóc mắt để hạn chế mắc Bệnh tăng nhãn áp ( Thiên đầu thống, Glaucoma)

Bệnh tăng nhãn áp hiện chưa có phương pháp nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn bởi vậy, mỗi chúng ta nên thực hiện những phương pháp phòng ngừa để hạn chế mức thấp nhất sự xuất hiện của bệnh.
Đồng thời, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra định kì cho mắt tại các Bệnh viện chuyên khoa Mắt uy tín với các chuyên gia trong nước và quốc tế để có những phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây giúp ngăn ngừa áp lực trong mắt tăng lên:

facebook-icon
facebook-icon
facebook-icon
phone-icon
phone-icon
0931 8888 01
1900 633 949
0931 8888 01

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Điền thông tin để được tư vấn miễn phí​